Dịch thuật chuyên nghiệp Đà Nẵng là đơn vị chuyên cung ứng dịch vụ biên dịch, phiên dịch tại Đà Nẵng. Chúng tôi chuyên sâu vào hệ thống từ vựng cũng như văn phạm và nghiệp vụ của riêng một ngành cụ thể để giúp khách hàng vượt qua rao cản ngôn ngữ. Trong đó, mức độ tập trung khác nhau của cùng một chuyên viên ngôn ngữ có thể tạo ra sản phẩm cuối cùng khác nhau. Đó là chưa kể đến những sản phẩm dưới mức tiêu chuẩn được thực hiện bởi những nhóm hoặc điểm dịch thuật tự do, thiếu kinh nghiệm và không đủ kỹ năng. Quan trọng hơn cả, mỗi một từ là một quyết định của người dịch thuật, mà quyết định của một người thì có thể đúng và rất có thể sai. Khả năng mắc lỗi tỉ lệ thuận với với số từ cần chuyển ngữ. Đó là những lý do cần phải có sự bảo đảm chặt chẽ về chất lượng. Nếu không có thể dẫn đến những hậu quả không đáng có.
Hiện có trên 60 loại tài liệu chính mà Công ty Dịch thuật Chuyên Nghiệp có kinh nghiệm triển khai.
Hồ sơ thầu: Hồ sơ tổng thầu EPC, Hồ sơ mời thầu (Bidding document), hồ sơ dự thầu (Bids).
Xây dựng: Biện pháp thi công (Construction method), Kế hoạch tổng thể (Master plan) thiết kế cơ bản (Basic design), nghiên cứu địa chất công trình (Geological Engineering Survey), bản vẽ Autocad, Mathcad.
Kỹ thuật: Hướng dẫn sử dụng (Mannual), Chi tiết vận hành máy móc, Bản địa hóa (Localization).
Tài chính, Ngân hàng, Bảo hiểm: Hợp đồng kinh tế (Economic contract), Quy tắc bảo hiểm (Wording), Các thông tư (Circular), Nghị định (Decree), Quyết định (Decision) của Bộ tài chính.
Du lịch, Khách sạn: Hướng dẫn du lịch, Đào tạo nghiệp vụ.
Y học: Các dự án y tế, Các thiết bị y tế (Medical equipment), Các văn bản, quy định của Bộ y tế.
Công nghệ thông tin: Phần mềm máy tính (Software), Bản địa hóa phần mềm (Localization).
Văn bản pháp quy: Luật (Law), Thông tư (Circular), Nghị định (Decree), Quyết định (Decision), Văn bản hướng dẫn luật (Legal document) của Chính phủ, Nhà nước.
Quý khách hàng có nhu cầu dịch thuật tại Đà Nẵng, vui lòng liên hệ Công ty dịch thuật chuyên nghiệp
Hotline: 0947.688.883 – 0963.918.438
Email:info@dichthuatchuyennghiep.com.vn
Thành phố Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, nơi khởi phát dịch viêm phổi cấp do chủng virus mới thuộc họ corona (nCoV), bị phong tỏa từ hôm qua. 11 triệu dân ngừng tới các ga đường sắt và sân bay. Dịch vụ phà, tàu điện ngầm và xe buýt cũng dừng lại. Cảnh sát kiểm tra các phương tiện ra vào thành phố.
"Đó là quyết định vô cùng quyết liệt, nhưng không hiệu quả", bác sĩ người Canada Neil Rau, chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm, đánh giá. "Biện pháp này không thực sự ngăn chặn được những loại virus dễ lây lan. Trong trường hợp virus không dễ lây, biện pháp này quá đà và gây ra sự bất tiện vô cùng lớn".
Cảnh sát đứng gác bên ngoài chợ hải sản Huanan, nơi phát hiện virus nCoV tại Vũ Hán, Trung Quốc hôm nay. Ảnh: AFP . |
Ngoài Vũ Hán, 7 thành phố khác ở tỉnh Hồ Bắc cũng bị phong tỏa, bao gồm Hoàng Cương, Ngạc Châu, Xích Bích, Tiên Đào, Tiềm Giang, Chi Giang và Lợi Xuyên. Tại thủ đô Bắc Kinh, giới chức đã hủy hàng loạt sự kiện lớn dịp Tết Nguyên đán để "ngăn chặn và phòng ngừa dịch". Tử Cấm Thành cũng đóng cửa từ hôm nay để tránh lây lan bệnh.
Bác sĩ Rau cho rằng những biện pháp này có khả năng khiến người dân nghĩ mọi thứ tồi tệ hơn so với thực tế. "Không chỉ Vũ Hán, nó thậm chí sẽ gây hậu quả tiêu cực về kinh tế với ngành du lịch Trung Quốc", ông cho hay.
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), virus nCoV đã lan sang nhiều quốc gia như Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Singapore và Việt Nam. 25 người tử vong và hơn 830 ca nhiễm bệnh. WHO gọi đây là "tình trạng khẩn cấp ở Trung Quốc", nhưng vẫn chưa trở thành mối lo ngại toàn cầu .
Bác sĩ Isaac Bogoch, nhà nghiên cứu về bệnh truyền nhiễm và sức khỏe toàn cầu tại Viện Nghiên cứu Bệnh viện Đa khoa Toronto, cho biết lệnh phong tỏa tại Vũ Hán, thành phố 11 triệu dân ở miền trung Trung Quốc, là "chưa từng thấy".
"Tôi chưa từng biết tới lệnh cấm di chuyển nào được áp dụng trên quy mô dân số lớn đến vậy. Tôi không nghĩ biện pháp đó hiệu quả, nhưng ít nhất có thể làm chậm sự lây lan", Bogoch nhận định.
Chuyên gia này gợi nhắc đại dịch SARS (hội chứng hô hấp cấp tính nặng) hồi năm 2002 - 2003, khởi phát từ Hong Kong và lan tới 37 quốc gia, cũng do một chủng virus thuộc họ corona. Để đối phó dịch bệnh, chính phủ Canada đã cách ly khoảng 25.000 cư dân trong khu vực Toronto mở rộng. Tuy nhiên, nỗ lực này cuối cùng gây lãng phí ngân sách và nhân lực bởi không phát hiện ca bệnh nào.
Biện pháp hạn chế di chuyển hoặc phong tỏa đã được áp dụng hàng thế kỷ nhằm ngăn chặn các dịch bệnh truyền nhiễm. Trong đợt bùng phát dịch Ebola ở Tây Phi hồi năm 2014, Sierra Leone áp lệnh phong tỏa toàn quốc trong ba ngày để đội ngũ y tế tới từng nhà tìm kiếm trường hợp nhiễm bệnh.
Tuy nhiên, không phải lúc nào cách này cũng đạt hiệu quả cao. Hồi năm 2009, khi dịch cúm A/H1N1 xuất hiện, một số quốc gia áp lệnh hạn chế các chuyến bay đến và đi từ Mexico. Một nghiên cứu hai năm sau đó chỉ ra rằng nó chỉ giúp dịch bệnh lan sang các nước khác chậm hơn khoảng ba ngày.
"Những biện pháp hạn chế đó không giúp ngăn chặn dịch bệnh. Virus có khả năng lây lan thành quy mô đại dịch trong Trung tâm dịch thuật thời gian ngắn", các tác giả của nghiên cứu trên viết.
Trước đó, một nghiên cứu vào năm 2006 về các biện pháp ngăn chặn dịch cúm gia cầm H5N1 cũng kết luận "việc hạn chế di chuyển sau khi phát hiện dịch bệnh có khả năng trì hoãn quá trình lây lan một khoảng thời gian ngắn, nhưng không tác động tới số lượng ca nhiễm bệnh cuối cùng".
Mặc dù vậy, Jonathan Ball, giáo sư ngành virus học tại Đại học Nottingham, Anh, vẫn ủng hộ biện pháp phong tỏa. "Cho đến khi tình hình được làm rõ hơn, tôi nghĩ phong tỏa là cách đối phó hợp lý. Bất cứ động thái nào nhằm giới hạn di chuyển khi dịch bệnh diễn ra đều sẽ phát huy hiệu quả", Ball nói, nhưng lưu ý chính quyền nên đặt ra giới hạn thời gian với lệnh phong tỏa.
Các nước có bệnh nhân nhiễm virus viêm phổi Vũ Hán tính đến ngày 23/1. Bấm vào ảnh để xem đầy đủ . |
Ánh Ngọc (Theo CTV News, AP )